Đau bụng dưới nhưng không có kinh là bị làm sao?

4406
Các bệnh viêm nhiễm phụ khoa cần sớm được điều trị để không ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản. Bởi nếu không điều trị kịp thời hoặc điều trị không triệt để, bệnh sẽ gây viêm nhiễm ngược dòng, gây viêm, tắc dính vòi trứng,...
Đau bụng dưới nhưng không có kinh có thể là hiện tượng bình thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của bạn đang có vấn đề, cần được quan tâm và xử lý kịp thời.

Dưới đây là những trường hợp gây đau bụng dưới nhưng không có kinh.

 
- Báo hiệu mang thai: Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, bạn thường có cảm giác tương tự như đến ngày "đèn đỏ", thậm chí còn hơn. Các hiện tượng bạn dễ gặp phải là: đau nhức cơ, chuột rút, đau bụng dưới, đau đàu, buồn nôn, đầy hơi,... Bạn cũng có thể bị chảy máu vùng kín một chút nhưng thường rất ít.
 
Trong trường hợp này, bạn cần dùng các biện pháp thử thai để chắc chắn hoặc tới các bệnh viện, cơ sở y tế uy tín để được làm các xét nghiệm cần thiết, đảm bảo cho một thai kỳ thật khỏe mạnh.

- Triệu chứng tiền kinh nguyệt: Rất nhiều phụ nữ phải trải qua hội chứng tiền kinh nguyệt, bao gồm: đầy hơi, buồn nôn, đau đầu, chóng mặt, đau bụng dưới nhưng chưa hành kinh. Do tử cung co bóp để chuẩn bị đẩy máu kinh ra bên ngoài nên phụ nữ sẽ có cảm giác đau bụng dưới, có người đau âm ỉ song có người lại dữ dội.

Để cải thiện tình trạng này, bạn nên ăn uống đầy đủ, bổ sung sắt và các dưỡng chất thiếu yếu cho cơ thể để giúp điều chỉnh kích thích tố, tăng lưu lượng máu, thay thế các chất dinh dưỡng bị mất,...
- Dấu hiệu bệnh lạc nội mạc tử cung: Đau bụng dưới nhưng không có kinh có thể là dấu hiệu của bệnh lạc nội mạc tử cung - một bệnh gây rối loạn bên trong tử cung khi lớp lót bên trong lại không nằm trong tử cung mà đi lạc tới buồng trứng, bàng quang hay trực tràng. Nó vẫn tiếp tục phát triển dày lên vì nó không có cách nào để thoát ra khỏi cơ thể, phá vỡ và gây chảy máu nhiều hơn mỗi khi tới kỳ kinh nguyệt kèm theo đau bụng dưới.

- Dấu hiệu bệnh u xơ tử cung: Dù là khối u lành tính nhưng u xơ tử cung xuất hiện ở các vị trí khác nhau trong tử cung có thể gây hiện tượng rối loạn kinh nguyệt, máu kinh ra nhiều, đau bụng dưới. Bạn cần đi khám chuyên khoa để được các bác sỹ kê phác đồ theo dõi, tránh tình trạng bệnh gây ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày hay nguy hiểm hơn là chuyển thành u xơ ác tính.
- Dấu hiệu bệnh u nang buồng trứng: U nang buồng trứng nếu để hình thành ngày càng nhiều thì sẽ gây cản trở quá trình rụng trứng, gây rối loạn kinh nguyệt và đặc biệt là khiến chị em bị đau bụng dưới.

- Dấu hiệu bệnh viêm nhiễm phụ khoa: Các bệnh viêm nhiễm phụ khoa gây đau bụng dưới nhưng không có kinh phải kể tới: viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm phần phụ,... Các bệnh này thường gây hiện tượng khí hư ra nhiều bất thường, khí hư thay đổi màu sắc và tính chất tùy theo tác nhân gây viêm, đau rát khi quan hệ, tiểu buốt, tiểu rát kèm theo hiện tượng đau bụng dưới.
Các bệnh viêm nhiễm phụ khoa cần sớm được điều trị để không ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản. Bởi nếu không điều trị kịp thời hoặc điều trị không triệt để, bệnh sẽ gây viêm nhiễm ngược dòng, gây viêm, tắc dính vòi trứng,...

Vậy nên, khi phát hiện những dấu hiệu bất thường, bạn cần tới các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và có phác đồ điều trị cụ thể. 

Ngoài đơn thuốc của bác sỹ, bạn cần kết hợp sử dụng thêm sản phẩm có chứa Immune Gamma, Trinh nữ hoàng cung, Hoàng bá, Khổ sâm, Diếp cá, Dây kí ninh. Sự kết hợp điều trị theo hướng Đông - Tây y này sẽ giúp bệnh nhanh khỏi và đạt hiệu quả cao hơn cả.

Lợi ích của việc sử dụng sản phẩm trên trong quá trình điều trị là:
- Giúp kiểm soát dịch âm đạo
- Hỗ trợ chống viêm, tăng cường khả năng chống viêm
- Làm lành nhanh tổn thương do viêm hoặc do lộ tuyến
- Tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa bệnh tái phát hoặc biến chứng

Dù đau bụng dưới nhưng không có kinh do nguyên nhân nào thì bạn vẫn cần giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ hàng ngày. Bởi vệ sinh kém, không đúng cách cũng là nguyên nhân gây ra bệnh vùng kín. Bạn không nên ngâm vùng kín, thụt rửa âm đạo, không nên sử dụng sản phẩm vệ sinh có tính sát khuẩn mạnh, không nên vệ sinh quá nhiều lần/ngày.

Với sản phẩm vệ sinh vùng kín, bạn nên chọn loại có pH =(4-6), Nano Bạc, tinh chất bạc hà, chè xanh để bảo vệ khu vực này một cách tốt nhất nhờ tác dụng kháng khuẩn, duy trì pH sinh lý cân bằng, khử mùi hôi.
☎ Gọi 1900.1259 để được chuyên gia tư vấn thêm về tình trạng bị đau bụng dưới nhưng không có kinh(miễn phí)
Báo cáo bài viết
SHARE