Nguyên nhân khiến huyết trắng có mùi hôi
Huyết trắng là dịch tiết âm đạo từ hệ thống tuyến của bộ phận sinh dục nữ. Ngoài vai trò bôi trơn, tăng khoái cảm khi làm "chuyện ấy", tạo môi trường thuận lợi cho tinh trùng dễ di chuyển để thụ thai, huyết trắng còn giúp che phủ niêm mạc, giữ ẩm và ổn định môi trường sinh dục nhằm hạn chế sự phát triển của các tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, nhiều khi, vì lý do nào đó, sự tấn công của mầm bệnh vượt quá khả năng bảo vệ của loại dịch này sẽ dẫn đến viêm nhiễm, gây tình trạng huyết trắng bất thường và có mùi hôi khó chịu.
- Viêm âm đạo: Dấu hiệu giúp chị em dễ dàng phát hiện mình bị viêm âm đạo là huyết trắng ra nhiều, thay đổi màu sắc, tính chất, có thể kèm theo mùi hôi khó chịu. Ví dụ, viêm âm đạo do nấm thì huyết trắng thường có màu trắng đục, có thể có mùi hoặc không có mùi trong khi với bệnh viêm âm đạo do tạp khuẩn, huyết trắng thường ra nhiều, có mùi hôi hám, thậm chí là huyết trắng có mùi trứng thối. Các dấu hiệu khác kèm theo thường gồm: ngứa ngáy vùng kín, tiểu đau buốt, đau khi quan hệ,...
- Viêm nội mạc tử cung: Bệnh này thường có biểu hiện là huyết trắng ra nhiều, có mùi hôi, màu trắng đục hoặc vàng xanh như mủ, đau vùng bụng dưới, có thể kèm theo sốt…
- Viêm vùng chậu: Những dấu hiệu điển hình của bệnh viêm vùng chậu thường là: huyết trắng ra nhiều, có mùi hôi, đau lưng, đau tức vùng xương chậu, tiểu rắt, tiểu buốt,...
- Viêm lộ tuyến cổ tử cung: Là căn bệnh viêm nhiễm rất phổ biến trong độ tuổi sinh sản, viêm lộ tuyến cổ tử cung thường có các dấu hiệu: huyết trắng ra nhiều (có thể suốt kỳ kinh), huyết trắng nặng mùi (có thể huyết trắng có mùi trứng thối), chảy máu khi "yêu", đau tức bụng dưới,...
- Viêm cổ tử cung: Chị em sẽ thấy huyết trắng có mùi hôi tanh kèm theo dịch mủ, đau bụng dưới, đau vùng thắt lưng,... Bệnh nặng có thể dẫn tới nguy cơ biến chứng viêm tắc vòi trứng, ống dẫn trứng.
Điều trị và phòng ngừa huyết trắng có mùi hôi
Với các bệnh thầm kín như trên, đa phần chị em có tâm lý e ngại, xấu hổ khi đi khám nên thường tự điều trị theo kinh nghiệm dân gian, tự mua thuốc về điều trị hoặc điều trị theo sự mách bảo của người khác. Chính điều này khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn, khó khỏi hoặc gây biến chứng khó lường.
Khi phát hiện thấy vùng kín có những dấu hiếu bất thường, tốt nhất, chị em nên tới các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và kê phác đồ điều trị cụ thể.
Bên cạnh việc sử dụng theo đơn thuốc của bác sỹ, chị em cần kết hợp sử dụng thêm sản phẩm có chứa Immune Gamma (chế phẩm được chiết tách từ thành tế bào vi khuẩn có lợi Lactobacillus) và các thảo dược gồm Trinh nữ hoàng cung, Hoàng bá, Khổ sâm, Diếp cá, Dây kí ninh.
Sản phẩm này sẽ giúp kiểm soát tình trạng huyết trắng, hỗ trợ chống viêm, làm lành tổn thương do viêm, tăng cường sức đề kháng, từ đó giúp các bệnh viêm nhiễm nhanh khỏi và đặc biệt là ngăn ngừa tái phát rất hiệu quả.
Đồng thời, chị em chú ý vệ sinh để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh huyết trắng có mùi hôi như sau:
Ngoài ra, bạn nên chú ý vệ sinh để hỗ trợ diều trị và phòng ngừa huyết trắng có mùi hôi như sau:
- Vệ sinh vùng kín mỗi ngày một lần bằng sản phẩm vệ sinh có tính chất dịu nhẹ giúp duy trì độ pH âm đạo và diệt được vi khuẩn song vẫn bảo vệ được lợi khuẩn. Sản phẩm chứa pH =(4-6), Nano Bạc là gợi ý rất hữu ích. Sản phẩm có thêm tinh chất bạc hà, chè xanh sẽ giúp khử mùi hôi hữu hiệu, nhất là với tình trạng huyết trắng có mùi trứng thối.
- Vệ sinh bằng nguồn nước đảm bảo.
- Không thụt rửa âm đạo, ngâm vùng kín.
- Vệ sinh vùng kín cẩn thận trong những thời điểm nhạy cảm: trước và sau khi "yêu", ngày "đèn đỏ", khi mang thai,...