Mẹ bầu hết sức "cẩn thận'' nếu đau bụng dưới vào những tháng cuối

1625
Đau bụng dưới khi mang thai tháng cuối có thể là dấu hiệu sinh non. Khác với những cơn gò Braxton Hicks - các cơn đau kéo dài và thường xuyên báo hiệu mẹ sắp sinh, sinh non có biểu hiện là đau bụng kèm rò rỉ nước ối, bong nút nhầy và đau lưng

Đau bụng dưới khi mang thai tháng cuối có thể do thai phụ quá lo lắng, căng thẳng, do thai nhi đã lớn lên chèn vào vùng xương chậu, thường xuyên đạp gây tức hoặc đau bụng. Tuy nhiên, hiện tượng này cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo những nguy hiểm về sức khỏe của mẹ và bé như dưới đây.

- Bong nhau thai: Nhau thai tách ra khỏi thành tử cung của mẹ trước khi mẹ chuyển dạ được gọi là bong nhau thai non. Mẹ bầu sẽ nhận thấy các dấu hiệu: đau bụng, chảy máu, đau lưng, xuất hiện các cơn co thắt mạnh ở bụng,... Tỉ lệ thai bị bong nhau trước khi được sinh ra khá cao, gây ra nhiều nguy hiểm cho cả mẹ và bé, cần cấp cứu ngay.

- Dấu hiệu sinh non: Đau bụng dưới khi mang thai tháng cuối có thể là dấu hiệu sinh non. Khác với những cơn gò Braxton Hicks - các cơn đau kéo dài và thường xuyên báo hiệu mẹ sắp sinh, sinh non có biểu hiện là đau bụng kèm rò rỉ nước ối, bong nút nhầy và đau lưng. Lúc này, thai phụ cần được đưa tới viện ngay.

- Nhiễm trùng đường tiết niệu: Đau bụng dưới, tiểu nóng rát, tiểu thường xuyên, nước tiểu có mùi là,... thường là dấu hiệu cho thấy thai phụ bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Trường hợp nhiễm trùng nặng, mẹ có thể bị sốt, ớn lạnh, tiểu ra máu và mủ. Ở những tháng cuối, nếu phát hiện các triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu, mẹ bầu nên nhanh chóng đi khám bác sĩ vì có thể gây sinh non.

Những lưu ý khi mang thai tháng cuối

- Chú ý việc di chuyển trong tháng cuối vì bụng mỗi ngày một lớn nên thai phụ rất khó giữ được thăng bằng.

- Ở giai đoạn này, mẹ bầu thường cảm thấy căng thẳng, lo lắng, ăn không ngon nên rất dễ trầm cảm, sức đề kháng suy giảm: Cần bổ sung các loại thực phẩm dễ tiêu, nhiều vitamin, khoáng chất cần thiết cũng như tập luyện một số bài tập bổ trợ nhẹ nhàng để tăng cường sức khỏe cho mẹ.

- Tìm tư thế ngủ phù hợp để có giấc ngủ ngon, giúp nạp năng lương. Nhiều người không biết tìm tư thế sẽ khiến mệt mỏi, khó chịu, tăng cơn đau bụng, đau lưng.

- Hạn chế quan hệ tình dục vì sau tuần thứ 36, nếu quan hệ vợ chồng rất có khả năng thai phụ chuyển dạ sớm gấp 2 -5 lần. Ngoài ra, Prostaglandin có trong tinh trùng kết hợp với một loại hormone có trong tử cung sẽ gây ra các cơn đau ở dạ con.

- Thăm khám và theo dõi khi xuất hiện các triệu chứng đau co thắt vùng bụng dưới kèm theo tiêu chảy, đau lưng, nhất là đau bụng dưới khi mang thai tháng cuối.

- Vệ sinh vùng kín cẩn thận bằng những sản phẩm vệ sinh dùng được cho phụ nữ mang thai và sau sinh như Oillan Intima hoặc Nữ Vương Gel.

Gọi ngay tới tổng đài 1900.1259 nếu bạn muốn được tư vấn thêm về tình trạng đau bụng dưới khi mang thai tháng cuối 
Báo cáo bài viết
SHARE