Nguyên nhân đầu tiên là do cấu tạo của bộ phận sinh dục nữ khác với nam giới. Bộ phận sinh dục nữ có niệu đạo rất ngắn và thẳng, lại gần hậu môn nên vi khuẩn E.Coli
Viêm đường tiết niệu là bệnh nhiễm trùng rất phổ biến ở mọi độ tuổi. Theo thống kê, tỷ lệ mắc viêm đường tiết niệu ở nữ giới cao gấp 5 lần so với nam giới. Nguyên nhân gây ra bệnh viêm đường tiết niệu ở nữ giới là gì? Làm thế nào để điều trị khỏi căn bệnh này?
Triệu chứng điển hình của bệnh này thường là:
Triệu chứng điển hình của bệnh này thường là:
- Tiểu buốt, rát, khó tiểu, thậm chí tiểu ra máu.
- Tiểu gấp, tiểu đêm, tiểu dầm
- Cảm giác đau, căng thẳng ở khu vực bàng quang (trên hoặc gần vùng xương mu)
- Khó chịu vùng hạ vị hay bụng dưới
- Cảm giác mệt mỏi cả ngày: mệt, sốt nhẹ hay ớn lạnh...
- Đau ngay cả khi không đi tiểu
- Lượng nước tiểu ra ít, có thể có màu đục
Tác nhân gây bệnh viêm đường tiết niệu chủ yếu là do vi khuẩn E.coli, ngoài ra còn có thể do một số vi khuẩn khác như: Klebsiella species, Proteus, tụ cần khuẩn, liên cầu khuẩn, nấm,…
Nguyên nhân gây ra viêm đường tiết niệu ở phụ nữ
- Thứ nhất: Nguyên nhân đầu tiên là do cấu tạo của bộ phận sinh dục nữ khác với nam giới. Bộ phận sinh dục nữ có niệu đạo rất ngắn và thẳng, lại gần hậu môn nên vi khuẩn E.Coli dễ dàng xâm nhập sang gây bệnh. E.Coli là loại vi khuẩn có hại thường trú trong đường ruột, dễ gây viêm khi sống trong đường niệu.
- Thứ hai: Đó là do thói quen vệ sinh hàng ngày và lau chùi sau khi đi đại tiện. Hầu hết chị em đều có thói quen vệ sinh từ sau ra trước do thuận tay, tuy nhiên, chính thói quen này lại dễ dàng rước vi khuẩn từ hậu môn vào đường niệu gây viêm nhiễm. Cách vệ sinh đúng là từ trước ra sau, từ âm đạo đến hậu môn.
- Thứ ba: Thói quen nhịn tiểu, uống ít nước cũng làm cho nữ giới dễ mắc viêm đường tiết niệu. Việc nhịn tiểu sẽ làm cho nước tiểu bị ngưng đọng, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn E.Coli phát triển.
- Thứ tư: Do đường niệu đạo ngắn, gần hậu môn lại thông với phần phụ nên tình trạng nhiễm khuẩn ngược dòng rất dễ xảy ra gây nên bệnh viêm đường tiết niệu. Tức là, vi khuẩn sẽ lây lan từ phần phụ bị viêm nhiễm hoặc đi từ hậu môn vào đường niệu đạo rồi lên trên.
- Thứ năm: Quan hệ tình dục không an toàn cũng là nguyên nhân làm gia tăng viêm đường tiết niệu ở nữ giới.
- Thứ sáu: Việc sử dụng băng vệ sinh không đúng cách trong ngày "đèn đỏ" hoặc trong quá trình sinh nở cũng tạo môi trường thuận lợi để vi khuẩn di chuyển từ hậu môn sang niệu đạo. Chị em nên thay băng vệ sinh sau khoảng 3 - 4 tiếng.
Điều trị viêm đường tiết niệu ở nữ giới thế nào?
Chị em cần hiểu rõ những nguyên nhân gây ra bệnh viêm đường tiết niệu để từ đó có cách điều trị phù hợp.
Khi có dấu hiệu bị bệnh, chị em cần đi thăm khám sớm tại các cơ sở y tế uy tín để được kê phác đồ điều trị cụ thể, tránh để tình trạng bệnh kéo dài gây khó khăn trong điều trị cũng như biến chứng nguy hiểm.

Việc phải sử dụng kháng sinh tây y có hoạt tính mạnh, phổ rộng và phải sử dụng kéo dài từ 7-15 ngày là khó tránh khỏi. Các triệu chứng viêm đường tiết niệu có thể hết sau vài ngày điều trị bằng kháng sinh nhưng người bệnh vẫn cần tuân thủ dùng hết liệu trình điều trị của thầy thuốc. Nhiều trường hợp, triệu chứng có thể hết sớm nhưng vi trùng vẫn tồn tại, nên nếu ngưng dùng kháng sinh sớm quá, vi trùng sẽ phát triển nhanh và nhiều hơn rồi bùng lên tạo nên đợt nhiễm trùng mới. Bên cạnh đó, nó còn gây nên tình trạng kháng thuốc và dễ chuyển sang viêm nhiễm mãn tính, dai dẳng.
Một số trường hợp tự ý mua thuốc về điều trị sẽ khiến bệnh khó khỏi, thậm chí nặng hơn vì không được làm các xét nghiệm cụ thể hay chuẩn đoán chính xác tình trạng bệnh.
Để giúp quá trình điều trị bệnh nhanh khỏi, hạn chế tác dụng phụ của kháng sinh tây y, ngoài đơn thuốc của bác sỹ, chị em nên kết hợp sử dụng thêm sản phẩm có chứa Immune Gamma, Trinh nữ hoàng cung, Hoàng bá, Khổ sâm, Diếp cá, Dây kí ninh. Sản phẩm này sẽ hỗ trợ diệt tác nhân gây bệnh, chống viêm, tăng cường sức đề kháng từ đó ngăn ngừa bệnh tái phát, biến chứng.
Đồng thời, chị em nên vệ sinh vùng kín bằng sản phẩm có chứa Nano Bạc, tinh chất bạc hà, chè xanh, độ pH =(4-6) để giúp kháng khuẩn, duy trì độ pH sinh lý của âm đạo và khử mùi hôi hiệu quả.
Chị em cũng nên uống đầy đủ nước mỗi ngày, tránh nhịn tiểu và quan hệ tình dục an toàn.
Một số trường hợp tự ý mua thuốc về điều trị sẽ khiến bệnh khó khỏi, thậm chí nặng hơn vì không được làm các xét nghiệm cụ thể hay chuẩn đoán chính xác tình trạng bệnh.
Để giúp quá trình điều trị bệnh nhanh khỏi, hạn chế tác dụng phụ của kháng sinh tây y, ngoài đơn thuốc của bác sỹ, chị em nên kết hợp sử dụng thêm sản phẩm có chứa Immune Gamma, Trinh nữ hoàng cung, Hoàng bá, Khổ sâm, Diếp cá, Dây kí ninh. Sản phẩm này sẽ hỗ trợ diệt tác nhân gây bệnh, chống viêm, tăng cường sức đề kháng từ đó ngăn ngừa bệnh tái phát, biến chứng.
Đồng thời, chị em nên vệ sinh vùng kín bằng sản phẩm có chứa Nano Bạc, tinh chất bạc hà, chè xanh, độ pH =(4-6) để giúp kháng khuẩn, duy trì độ pH sinh lý của âm đạo và khử mùi hôi hiệu quả.
Chị em cũng nên uống đầy đủ nước mỗi ngày, tránh nhịn tiểu và quan hệ tình dục an toàn.