Độ PH cân bằng là một trong những yếu tố rất quan trọng giúp âm đạo người phụ nữ luôn khỏe mạnh. Mất cân bằng độ PH trong âm đạo sẽ dẫn tới rất nhiều hậu quả, trước hết là gây ra những phiền toái, khó chịu, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống và nguy hiểm hơn, các hại khuẩn sẽ “lợi dụng” lúc PH bị mất cân bằng để xông lên “làm loạn”, gây ra các bệnh viêm nhiễm phụ khoa.
❅ Độ PH âm đạo là gì ? “Tam giác mật” cần độ PH như thế nào?
Độ PH là cách đo tính axit và kiềm trong môi trường âm đạo. Chắc hẳn mọi người vẫn nghĩ môi trường âm đạo chỉ có vi khuẩn có lợi song thực tế, hệ vi sinh vật thường trú ở âm đạo rất phong phú, gồm cả vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại. Chúng “chung sống hòa bình” và không gây bệnh. Trong đó, trực khuẩn Doderlein (Lactobacilli) chiếm khoảng 50 – 80% có tác dụng duy trì độ PH cân bằng trong khoảng (4 – 6) – gọi là PH sinh lý của âm đạo.
PH âm đạo có được là do các trực khuẩn Doderlein sử dụng Glycogen từ tế bảo biểu mô của âm đạo và sinh ra acid lactic khiến môi trường âm đạo có tính acid (PH<7). Nồng độ Glycogen dự trữ trong tế bào chịu ảnh hưởng của nồng độ estrogen trong cơ thể người phụ nữ, vì vậy, PH sinh lý trung bình của âm đạo phụ thuộc vào độ tuổi và nồng độ Estrogen của người phụ nữ. Vậy PH theo từng độ tuổi sẽ như thế nào?
Ở trẻ em chưa đến tuổi dậy thì (chưa có kinh nguyệt), PH sinh lý âm đạo = 7. Phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản có PH sinh lý dao động = 4 – 5 trong khi phụ nữ mãn kinh có PH khoảng = 6 – 7 do lượng estrogen lúc này đã suy giảm nhiều. Bởi vậy, tính theo trung bình, PH sinh lý = 4 – 6 chính là PH cân bằng của âm đạo.
❅ PH âm đạo cân bằng là “vệ sĩ” bảo vệ vùng kín
PH âm đạo có vai trò rất lớn trong việc bảo vệ vùng kín nên nó còn được ví von như một người “vệ sĩ”. PH âm đạo cân bằng sẽ là điều kiện thuận lợi cho sự cân bằng của các vi khuẩn thường trú ở âm đạo. Với PH sinh lý (PH cân bằng) = (4 – 6), vùng kín sẽ kiểm soát được các tác nhân gây bệnh có sẵn trong âm đạo như tạp khuẩn, nấm hoặc ngăn không cho tác nhân gây bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào âm đạo như trùng roi, vi khuẩn. PH sinh lý cũng là môi trường tốt cho tinh trùng sống và di chuyển khỏe đến gặp trứng để thụ thai, nói cách khác thì đây là môi trường lý tưởng cho sự thụ thai.
Khi PH âm đạo bị mất cân bằng cũng là lúc hệ vi sinh vật thường trú âm đạo bị mất cân bằng. Lúc đó, âm đạo mất đi khả năng tự bảo vệ và sẽ là môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn có hại (bình thường được kiểm soát) phát triển để gây viêm nhiễm phụ khoa, điển hình như viêm âm đạo (do tạp khuẩn, do Gardenella, do nấm,…). Thêm nữa, môi trường âm đạo lúc này cũng rất thuận lợi để các tác nhân gây viêm nhiễm âm đạo từ bên ngoài xâm nhập và gây bệnh như trùng roi âm đạo, virus (HPV, Herpes sinh dục, ….), Chlamydia, các STDs khác (các tác nhân lây qua đường sinh dục).
Âm đạo bị mất cân bằng cũng sẽ cản trở tinh trùng đi vào gặp trứng để thụ thai hoặc chính độ PH bị mất cân bằng đó sẽ tiêu diệt bớt lượng tinh trùng khi vừa mới vào tới âm đạo, từ đó gây khó thụ thai ở rất nhiều trường hơp.
❅ Phải làm sao khi PH âm đạo bị mất cân bằng?
PH âm đạo cân bằng đồng nghĩa với việc vùng kín sẽ khỏe mạnh song thực tế, không phải lúc nào PH âm đạo cũng ở mức cân bằng mà ngược lại, nó còn rất dễ bị tác động bởi nhiều yếu tố. Các yếu tố luôn “rình rập” có thể kể tới như: Dùng kháng sinh, thuốc diệt nấm hoặc corticoid kéo dài hoặc liều cao; Thay đổi nội tiết theo tuổi, sử dụng thuốc tránh thai, điều trị bằng thuốc nội tiết; Bị Polyp, khối u trong âm đạo; Mắc các bệnh suy giảm miễn dịch, trong đó có HIV; Thụt rửa âm đạo; Đặt dụng cụ tránh thai, màng ngăn tránh thai, thuốc diệt tinh trùng, Bị đái tháo đường, điều trị tia xạ …cũng có thể do thói quen chăm sóc, vệ sinh vùng kín hoặc không tốt hoặc chưa đúng cách.
Khi PH âm đạo bị mất cân bằng, chị em chắc chắn sẽ bị viêm nhiễm phụ khoa, nhẹ nhất là viêm âm đạo. Với trường hợp này, chị em cần đi khám chuyên khoa sớm và tuân thủ dùng thuốc theo đơn của bác sỹ để diệt các tác nhân gây bệnh. Song song với đó, để rút ngắn thời gian điều trị, không quá phụ thuộc vào kháng sinh, chị em nên kết hợp bổ sung thêm lợi khuẩn bằng sản phẩm chứa Immune Gamma và kết hợp với các thảo dược như Trinh nữ hoàng cung, Hoàng bá, Khổ sâm, Diếp cá, Dây kí ninh. Immune Gamma được chiết tách từ thành tế bào vi khuẩn có lợi Lactobacillus và được hấp thu vào cơ thể và có tác dụng rất nhanh thông qua đường uống. Từ đó, nó sẽ kích thích cơ thể sản sinh ra hệ lợi khuẩn, tăng sinh số lượng để lấn át hại khuẩn. Còn các thảo dược trên được coi là “kháng sinh thực vật” và rất hữu hiệu trong điều trị các bệnh viêm nhiễm phụ khoa nhờ tác dụng chống viêm, tăng cường tái tạo vết thương, vết loét, ngăn ngừa bệnh tái phát và biến chứng. So với các kháng sinh tây y, kháng sinh thực vật trên còn có điểm lợi hơn là có cơ chế bảo toàn cả lợi và hại khuẩn còn kháng sinh tây y thì thường sẽ diệt tất.
Để PH không bị mất cân bằng thì khâu vệ sinh rất quan trọng. Chị em nên nhớ, thụt rửa sâu âm đạo sẽ khiến nồng độ PH mất cân bằng; vệ sinh quá sạch cũng gây mất cân bằng PH âm đạo và chọn sai dung dịch vệ sinh cũng gây tác hại tương tự. Khi vệ sinh, chị em chú ý vệ sinh bằng nguồn nước sạch, vệ sinh bên ngoài, từ trước ra sau và tốt nhất nên chọn dung dịch vệ sinh có độ PH sinh lý = (4 – 6), thành phần Nano Bạc tiên tiến và thành phần tạo mùi từ thảo dược như bạc hà, chè xanh,… Đây không chỉ là kiến thức cần ghi nhớ cho những người bị viêm âm đạo mà cho tất cả chị em để ngăn ngừa viêm nhiễm phụ khoa nói chung