Hỏi: “Cháu bị viêm lộ tuyến cổ tử cung, vùng kín ra nhiều khí hư màu hơi xanh, thi thoảng bị ngứa, có lúc lại màu trắng. Như vậy có phải cháu bị nặng rồi không ạ. Cháu đang có bầu được 6 tháng rồi. Cho cháu hỏi viêm lộ tuyến mang thai có ảnh hưởng gì không ạ. Bây giờ cháu phải điều trị thế nào để khỏi bệnh ạ. Mong bác sỹ tư vấn giúp. Cháu xin cám ơn”.
(Maianh2156@gmail.com)
Trả lời: Bạn thân mến,
Theo như bạn mô tả, bạn đang bị viêm lộ tuyến cổ tử cung, bạn đang lo lắng không biết viêm lộ tuyến mang thai có ảnh hưởng gì không, viêm lộ tuyến có ảnh hưởng đến mang thai như thế nào?.
Viêm lộ tuyến cổ tử cung là một căn bệnh viêm nhiễm phụ khoa rất phổ biến, thường gặp nhất ở những phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Bệnh này tuy xuất phát từ một tổn thương lành tính nhưng chị em không nên chủ quan bởi có thể dẫn tới những biến chứng khó lường nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, triệt để.
Bạn đang mang bầu được 6 tháng và bị viêm lộ tuyến cổ tử cung, ra nhiều khí hư màu hơi xanh, có lúc lại màu trắng kèm theo cảm giác ngứa ngáy vùng kín. Tốt nhất, bạn nên đi khám chuyên khoa sớm để được các bác sỹ khám xét, theo dõi và kê đơn thuốc phù hợp bởi viêm lộ tuyến có ảnh hưởng đến mang thai. Mang thai là một giai đoạn rất nhạy cảm, việc sử dụng thuốc cần phải được cân nhắc thật kỹ, các bác sỹ sẽ có loại thuốc an toàn cho bạn. Thông thường, trong thời gian mang thai, các bác sỹ sẽ chỉ định thuốc đặt tại chỗ giúp bệnh ổn định.
Viêm lộ tuyến có ảnh hưởng đến mang thai thế nào?
Tác nhân gây bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung thường giống với tác nhân gây bệnh viêm âm đạo (nấm Candida, Trùng roi, vi khuẩn, tạp khuẩn,…) và đa số các trường hợp thường bị viêm lộ tuyến kèm viêm nhiễm âm đạo đặc hiệu. Cụ thể:
– Trường hợp thai phụ nhiễm nấm Candida có thể gây vỡ ối sớm, đẻ non. Trẻ sinh ra có thể bị nhiễm nấm miệng, hầu họng và ngoài da do tiếp xúc với dịch âm đạo nhiễm nấm của người mẹ.
– Trường hợp thai phụ nhiễm trùng roi có thể gây đẻ non, thai nhẹ cân và ối vỡ sớm.
– Trường hợp thai phụ nhiễm trực khuẩn Gram âm có thể gây đẻ non, nguy cơ sinh từ tuần thứ 34-37 cao gấp 2 lần nhóm không bị bệnh.
– Trường hợp thai phụ nhiễm lậu cầu và Chlamydia trachomatis: Trẻ sơ sinh có thể bị viêm kết mạc thể vùi, viêm phổi.
– Trường hợp thai phụ nhiễm liên cầu Beta tan huyết: Gây đẻ non và vỡ ối sớm, trẻ sơ sinh có thể bị viêm da, viêm phổi, …
Với tình hình hiện nay, bạn nên đi khám và tuân thủ theo chỉ dẫn điều trị của bác sỹ nhé. Bạn nên vệ sinh vùng kín hàng ngày bằng các loại sản phẩm vệ sinh vùng kín dịu nhẹ có độ pH = (4-6), Nano Bạc tiên tiến, tinh chất bạc hà, chè xanh để giúp kháng khuẩn, ngăn ngừa viêm nhiễm nấm ngứa, khử mùi hôi và duy trì độ PH sinh lý tự nhiên của âm đạo. Sản phẩm với các thành phần như vậy an toàn cho phụ nữ mang thai.
Sau khi sinh, bạn có thể điều trị khỏi bệnh này bằng cách dùng thuốc theo chỉ định của bác sỹ và kết hợp sử dụng thêm sản phẩm có chứa Immune Gamma và các thảo dược gồm Hoàng bá, Trinh nữ hoàng cung, Khổ sâm, Dây kí ninh, Diếp cá. Việc sử dụng các loại thuốc kháng sinh uống, đặt sẽ giúp diệt tác nhân gây bệnh nhưng bản thân lộ tuyến vẫn còn. Vì vậy, việc kết hợp sử dụng sản phẩm chứa các thành phần như trên sẽ giúp nhanh chóng làm lành các tổn thương, kiểm soát dịch tiết âm đạo ở mức bình thường, tăng sức đề kháng, khôi phục lại cơ chế bảo vệ tự nhiên của hệ sinh dục nữ. Nhờ đó, viêm lộ tuyến cổ tử cung được điều trị khỏi hoàn toàn, không cần diệt tuyến, đặc biệt là không tái phát.
Sau khi khỏi bệnh, bạn vẫn duy trì vệ sinh vùng kín hàng ngày sạch sẽ, cẩn thận bằng sản phẩm vệ sinh phù hợp như trên nhé.
Hi vọng bạn đã hiểu hơn về bệnh viêm lộ tuyến có ảnh hưởng đến mang thai ra sao.
Chúc bạn có thai kỳ mạnh khỏe!